Khu vực Khí_hậu_xích_đạo

Biểu đồ về nhiệt độ (màu đỏ) và lượng mưa (màu xanh) tại Iquitos, Peru.

Khí hậu xích đạo thường có ở những vùng có vĩ tuyến cách đường xích đạo khoảng 10 độ về phía nam và bắc. Nó tồn tại ở phần lớn các quốc gia tiếp giáp với xích đạo: khu vực ven xích đạo của châu Phi, tây nam Ấn Độ, miền nam Đông Nam Á (Indonesia, Singapore, Malaysia, Brunei, miền Nam của Thái Lan), Papua New Guinea, một phần miền đông Trung Mỹ và bắc Nam Mỹ (bao gồm miền bắc Brasil, miền nam Venezuela, đông nam và các thung lũng thấp bên trong Colombia, tây bắc Ecuador, đông bắc Peru và khu vực thuộc khiên Guiana).

Tại châu Phi, kiểu khí hậu này có tại khu vực ven xích đạo, từ vịnh Guinea ở miền nam Tây Phi tới cận kề với khu vực thuộc sừng châu Phi (bán đảo Somali), nhưng lại không bao gồm khu vực sừng châu Phi này, do gió mùa ngăn cản sự phát triển của mưa, tạo ra kiểu khí hậu sa mạc rất khô cằn với lượng mưa ít và nhiệt độ cao hơn, hoàn toàn triệt tiêu khí hậu xích đạo mà theo lý thuyết với vĩ độ như vậy phải được tạo ra.

Tính độc đáo duy nhất của châu Phi là khí hậu xích đạo cũng tồn tại tại ở một số khu vực tương đối khá xa xích đạo, chẳng hạn như ở phần phía tây của đảo Madagascar (tới 25° vĩ nam). Tại châu Mỹ khí hậu nhiệt đới cũng tồn tại ở xa đường xích đạo tới cận kề bán đảo Yucatan (khoảng 16° vĩ bắc) và một vài khu vực thuộc Guatemala, Belize và đông Panama. Các khu vực như vậy hay được gọi chung là có khí hậu cận xích đạo, do chúng vẫn có khoảng 3 tháng mùa khô, nhưng lượng mưa là rất nhiều đủ để làm cho chúng tương tự như khí hậu xích đạo cũng như khí hậu nhiệt đới.